BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
1. TÊN SÁNG KIẾN: Ứng dụng excell trong công tác đánh
giá giáo viên theo chuẩn của tổ chuyên môn Lí – KTCN.
2. LĨNH VỰC: Quản lí
3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN
3.1. Thực trạng ban
đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Hiện
nay Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang và Phòng Giáo dục huyện Thoại Sơn tăng cường
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc
quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của cán bộ quản lí. Theo hướng
dẫn số 11, ngày 22 tháng 08 năm 2016 của Phòng Giáo dục huyện Thoại Sơn về thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2016 - 2017 “Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng
CBQL và giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề
nghiệp giáo viên theo đúng các Thông tư của Bộ và hướng dẫn của Sở GDĐT; chú
trọng công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán, phát huy năng lực tự bồi dưỡng”.
Ban
Giám Hiệu nhà trường quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Phòng giáo dục và có kế
hoạch thực hiện phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo
viên đặc biệt là các tổ trưởng chuyên môn về công tác đánh giá giáo viên theo
chuẩn. Theo kế hoạch số 21, ngày 07 tháng 09 năm 2016 về thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năn
học 2016 – 2017 “Ứng dụng sổ sách điện tử
và quản lý dữ liệu, tài liệu trên máy tính thay vì in ấn”.
Trường luôn thường xuyên thực hiện chủ đề “ Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy”, đưa tiêu chí ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một trong những tiêu chí thi đua
của Nhà trường và đánh giá công chức cuối năm học. Hiện nay, 100% cán bộ và
giáo viên Nhà trường đều có hòm thư điện tử (Email) cá nhân và thư viện bài
giảng, tư liệu chuyên môn đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy. 100% giáo viên Nhà
trường soạn giảng bằng máy vi tính và đều biết ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy. Các giáo viên trong trường thường xuyên trao đổi về chuyên môn
nghiệp vụ đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy và quản lý. Mỗi năm đều có rút kết kinh nghiệm để khắc phục những hạn
chế và khó khăn.
Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe
và nhiệt tình trong công tác và đặc biệt là trình độ ứng dụng công nghệ thông
tin tương đối tốt (98% giáo viên có chứng chỉ A tin học). Tuy nhiên, còn vài
giáo viên lớn tuổi nên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc ứng
dụng công nghệ thông còn thiếu nên không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo
viên hiện nay, phòng tin học thì máy móc ngày càng hao mòn, máy vi tính phục vụ
cho việc giảng dạy ngày càng ít đi do hư hỏng nhiều (chỉ còn khoảng 10 máy vi
tính còn hoạt động được). Hệ thống internet được trang bị tuy nhiên không đáp
ứng nhu cầu truy cập internet của học sinh và giáo viên.
Việc khuyến khích đội ngũ giáo viên tin học có kiến
thức tin học tổ chức các đợt tập huấn ngay tại trường cho giáo viên với nội
dung thiết thực và sát với thực tế như: soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm
powerpoint, khai thác thông tin trên mạng Internet, thư viện và những trang web
cá nhân, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, sử dụng phần mềm quản lý trường
học,...góp phần nâng cao đáng kể trình độ của giáo viên trong Nhà trường.
Ban lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm đến công tác tập
huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy. Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Phòng và Sở giáo dục – Đào tạo
tổ chức, sau đó về tổ chức và tập huấn lại cho các giáo viên khác để nâng cao
trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin
của Nhà trường về công tác quản lí và giảng dạy đang đi vào chiều sâu và ngày
càng phát triển. Tuy nhiên, công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn thì còn
nhiều hạn chế như:
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá giáo
viên theo chuẩn ở các tổ chưa nhiều và chưa đồng bộ do trình độ ứng dụng công
nghệ thông tin của các tổ trưởng chuyên môn chưa tốt hoặc do một vài tổ trưởng
chuyên môn còn xem nhẹ việc đánh giá giáo viên theo chuẩn.
Thứ hai, việc tự đánh giá và hồ sơ minh chứng chưa được cụ
thể hóa rõ ràng theo các tiêu chí và chưa có sự thống nhất chung trong tổ
chuyên môn dẫn đến việc tổ trưởng chuyên môn đánh giá lại các tổ viên gặp rất
nhiều khó khăn và mất thời gian nhất là đối với tổ ghép có nhiều giáo viên, làm
cho tổ trưởng chuyên môn cảm thấy đây là công tác khó khăn và vất vả.
Thứ ba, việc ghi
phiếu tự nhận xét và cho điểm để tự đánh giá vẫn còn sai sót do giáo viên chưa
nắm hết quy tắc xếp loại hoặc giáo viên chỉ đánh giá qua loa gây khó khăn cho việc
đánh giá của tổ trưởng chuyên môn.
Thứ tư, một vài tổ
trưởng chuyên môn chưa có kế hoạch tổ chức thực hiện việc đánh giá theo chuẩn
ngay từ đầu năm học nên đến gần cuối năm thực hiện thì công việc tìm nguồn minh
chứng lại gặp khó khăn nên hiệu quả mang lại chưa cao dẫn đến tình trạng đánh
giá sai có hệ thống từ đơn vị tổ đến cấp trường.
Nói tóm lại, Tuy có sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường nhưng công tác đánh
giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (kèm
theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào tạo) hiện nay của
các tổ trưởng chuyên môn chưa đồng bộ, chưa nhất quán, chưa ứng dụng nhiều công
nghệ thông tin, chưa chính xác và chưa có thái độ đúng đắn về công tác đánh giá
giáo viên theo chuẩn nên tạo ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí của
các tổ trưởng chuyên môn.
3.2. Sự cần thiết
phải áp dụng sáng kiến
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí nói chung và trong việc đánh
giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng là một yêu cầu hết sức cấp thiết
vì:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho giáo
viên có cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin và góp phần nâng cao trình độ ứng
dụng công nghệ thông tin, giúp cho giáo viên và tổ trưởng chuyên môn thay đổi
nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn.
Thứ hai, giúp cho tổ trưởng chuyên
môn quản lí tốt nguồn minh chứng dự kiến của giáo viên ngay từ đầu năm học,
giúp cho giáo viên dự kiến được các nguồn minh chứng ngay từ đầu năm để có bước
chuẩn bị các nguồn minh chứng trong quá trình công tác. Các nguồn minh chứng
được cả tổ thống nhất chung theo thang điểm ngay từ đầu năm học và có thể điều
chỉnh mỗi năm để phù hợp với tình hình thực tế của trường.
Thứ ba, giúp cho giáo viên tránh sai
sót trong việc tự đánh giá nhất là phần cho điểm và tự xếp loại, nếu ứng dụng
excell vào việc đánh giá sẽ rất nhanh chóng và thuận tiện, giúp cho tổ trưởng
đánh giá giáo viên một cách nhanh chóng, chính xác, công bằng và khoa học.
Thứ tư, Giúp cho tổ trưởng chuyên
môn lên kế hoạch đánh giá giáo viên trong tổ ngay từ đầu năm học, dự kiến được
các nguồn minh chứng từ đó quản lí các nguồn minh chứng dự kiến để trong quá
trình công tác thì thu nhập và bổ sung nguồn minh chứng cho giáo viên, tránh được
hiện tượng đến cuối năm phải tìm minh chứng của các bộ phận khác. Giúp cho giáo
viên chủ động hơn trong công việc và có ý thức trong việc tự đánh giá của mình.
Nói chung quy lại, việc ứng dụng
excell vào công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn là một phương pháp khoa học,
mang tính công bằng, chính xác và làm cho việc đánh giá trở nên dễ dàng hơn,
giúp cho tổ trưởng chuyên môn nhẹ nhành trong việc quản lí, kiểm tra và đánh
giá giáo viên theo chuẩn, giúp định hướng được các nguồn minh chứng. Chính vì lí
do đó mà tôi quyết thực hiện sáng kiến “Ứng dụng excell trong công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn
của tổ chuyên môn Lí – KTCN”
3.3. Nội dung sáng kiến
Để
thực hiện việc ứng dụng excell để đánh giá giáo viên theo chuẩn có hiệu quả cáo
thì cần phải thực hiện tốt các bước sau:
Bước1: Thống nhất các nguồn minh chứng
Bước
này rất quan trọng cho nên ngay từ phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn thì tổ
trưởng chuyên môn cần họp bàn thống nhất lại các nguồn minh chứng cho từng tiêu
chí. Do mỗi năm học thì có những nguồn minh chứng mới cần được bổ sung hoặc
trong quá trình công tác thì giáo viên trong tổ có đề xuất thêm các nguồn minh
chứng mới phù hợp hơn. Để thống nhất các nguồn minh chứng thì tổ trưởng chuyên
môn có hai cách:
Cách 1: Tổ trưởng in tất cả các nguồn minh chứng dự kiến đã
được thiết lập sẵn trong phần mềm excell và phát cho mỗi giáo viên một bộ để
đọc và đóng góp ý kiến, tuy nhiên cách này dành cho những tổ có nhiều giáo viên
không có laptop cá nhân. Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu các thành viên đọc kĩ các
nguồn minh chứng và xây dựng từng tiêu chí, mỗi tiêu chí phải có ít nhất 2 minh
chứng. Để đóng góp có hiệu quả thì mỗi giáo viên cần có thêm thông tư hướng
dẫn. Sau khi các thành viên trong tổ thống nhất xong thì tổ trưởng chuyên môn
nhập các nguồn minh chứng vào phần mềm excell đã thiết kế sẵn và gởi cho các
thành viên.
Cách 2: Nếu trong tổ có đầy đủ laptop cá nhân thi yêu cầu các thành viên trong tổ mang theo, chỉ việc gởi phần mềm excell cho từng thành viên trong tổ mở ra và thống nhất các nguồn minh chứng. Cách này thì sẽ ít tốn kém hơn cách 1, tuy nhiên khi thống nhất đến đâu thì tổ trưởng chuyên môn phải chỉnh sửa ngay các nguồn minh chứng tương ứng. Việc chỉnh sửa trên phần mềm excell rất dễ dàng.
Sau
khi tổ đã họp và thống nhất các nguồn minh chứng cho các tiêu chí thì đây chính
là cơ sở khoa học cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác quản lí, đánh giá
các tổ viên một cách khách quan, nhanh chóng và công bằng cho các tổ viên và
cũng là cơ sở pháp lí cho việc đánh giá sau này.
Bước 2: Dự kiến các nguồn minh chứng
Sau
khi đã thống nhất các nguồn minh chứng cho các tiêu chí thì bước tiếp theo tổ trưởng chuyên môn yêu cầu các tổ viên dự
kiến các nguồn minh chứng và nộp lại cho tổ trưởng chuyên môn (thực hiện ngay
từ đầu năm học). Có hai cách để thực hiện bước này như sau:
Cách 1: tổ trưởng chuyên môn in cho mỗi tổ viên một bộ các
nguồn mình chứng cho các tiêu chí đã thống nhất trong phần mềm excell sau đó
yêu cầu các tổ viên dùng bút dạ quang tô các nguồn minh chứng dự kiến và nộp
lại cho tổ trưởng tổng hợp để theo dõi. Cách này dành cho tổ sử dụng công nghệ
thông tin chưa tốt.
Cách 2: dành cho tổ ứng dụng tốt công nghệ thông tin, chỉ cần
gởi phần mềm excell đã thống nhất cho từng tổ viên và yêu cầu các tổ viên mở
các nguồn minh chứng và tô màu vào những nguồn minh chứng dự kiến sau đó gởi
file lại cho tổ trưởng chuyên môn theo dõi và quản lí. Đòi hỏi tổ trưởng chuyên
môn phải biết sử dụng thành thục phần mềm excell.
Tổ
trưởng chuyên môn cần tổ chức thực hiện bước này vì trong quá trình công tác tổ
trưởng chuyên môn sẽ thu thập các nguồn minh chứng một cách liên tục trong suốt
chiều dài năm học để cuối năm không bị động trong việc tìm nguồn minh chứng.
Trong quá trình thu thập các nguồn minh chứng thì có thể định hướng công tác cho
các thành viên trong tổ.
Bước 3: Thu thập các nguồn minh chứng
Tổ
trưởng chuyên môn phải có kế hoạch thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn ngay
từ đầu năm học chứ không để cuối năm mới đánh giá đặc biệt là việc thu thập các
nguồn minh chứng cho các thành viên trong tổ. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào
nguồn minh chứng dự kiến của các tổ viên để trong quá trình công tác có những
loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến nguồn minh chứng thì photo cho các thành
viên trong tổ. Hồ sơ minh chứng của mỗi giáo viên trong tổ phải được đựng trong
sơmi riêng để dễ quản lí, không được dồn tất cả các hồ sơ vào một chỗ. Trong
các phiên họp tổ thì định kì nhắc nhở các thành viên trong tổ thu thập các
nguồn minh chứng và điều chỉnh kế hoạch tự đánh giá của giáo viên. Việc thu
thập nguồn minh chứng phải thực hiện thường xuyên và liên tục trong suốt chiều
dài của năm học, như vậy đến cuối năm thì mỗi giáo viên có đầy đủ các nguồn
minh chứng cần thiết và không cần phải vất vả đi tìm.
Bước 4: Tự đánh giá theo chuẩn và sắp xếp hồ sơ minh chứng
Đến
gần cuối năm học thì tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp và yêu cầu các thành viên
trong tổ hoàn thành phiếu tự đánh giá. Đến giai đoạn này giáo viên chỉ cần đối
chiếu với nguồn minh chứng dự kiến với nguồn minh chứng đã thu thập trong suốt năm
học sau đó mở phần mềm excell ra đánh giá trực tiếp lên trên phần mềm là xong.
Phần mềm excell có ưu điểm là nó được thiết kế giống mẫu với phiếu tự đánh giá
của giáo viên, như vậy giáo viên chỉ cần chọn nguồn minh chứng và số điểm thì
phần mềm tự động tính điểm và xếp loại, giáo viên chọn xong chỉ cần in ra và ký
tên để nộp cho tổ trưởng chuyên môn cùng với hồ sơ minh chứng (đồng thời gởi
email cho tổ trưởng chuyên môn phần mềm excell tự đánh giá của mình cho tổ
trưởng chuyên môn).
Về
hồ sơ minh chứng thì các tổ viên phải sắp xếp theo thứ tự và đánh mã số tương
ứng để tổ trưởng chuyên môn dễ kiểm tra, có thể ghi phía trên bên trái hoặc
phải các tiêu chí tương ứng, nếu một minh chứng cho nhiều tiêu chí thì ghi tất
cả các tiêu chí lên trên minh chứng đó. Lần đầu tiên thực hiện thì tổ trưởng
chuyên môn phải hướng dẫn kĩ các tổ viên để thuận tiện cho việc đánh giá các tổ
viên.
Bước 5: Tổ trưởng chuyên môn đánh giá các tổ viên
Ở
bước này thì phần mềm excell sẽ giúp cho tổ trưởng chuyên môn đánh giá rất
nhanh và chính xác. Tổ trưởng chuyên môn chỉ cần mở phần mềm mà giáo viên gởi
cho tổ trưởng, trong phần mềm excell có tích hợp sẵn phiếu đánh giá của tổ
trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chỉ cần đối chiếu các nguồn minh chứng với các
nguồn minh chứng mà giáo viên đã chọn trong phần mềm và nếu có điều chỉnh thì
chỉ cần điều chỉnh trên phiếu tự đánh giá của giáo viên thì phần mềm tự động
điền các thông tin sang phiếu đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng
chuyên môn chỉ cần gõ nhận xét và đánh giá vào phiếu và in ra. Nếu không có
phần mềm này thì tổ trưởng chuyên môn rất vất vải khi đánh giá nhưng có phần
mềm này thì tổ trưởng chuyên môn đánh giá rất nhanh và chính xác.
Bước 6: Tổng hợp và công bố kết quả đánh giá
Tổ
trưởng chuyên môn sau khi đánh giá các tổ viên xong thì cần tổ chức một phiên
họp tổ để công bố kết quả đánh giá cho các thành viên trong tổ cùng nghe, nhận
xét những việc đã làm được và chưa làm được, lắng nghe ý kiến của các thành
viên trong tổ, giải đáp thắc mắc của các tổ viên và rút ra kinh nghiệm cho năm
sau thực hiện tốt hơn. Nếu có giáo viên không bằng lòng với đánh giá của tổ
trưởng chuyên môn thì cùng nhau tìm ra giải pháp và xem xét lại việc đánh giá
của mình. Nếu các thành viên đều không có gì thắc mắc thì tổ trưởng chuyên môn
tập hợp hồ sơ gởi cho lãnh đạo nhà trường đánh giá.
Nói
tóm lại, nếu tuân thủ đầy đủ theo 6 bước đánh giá này thì đảm bảo việc đánh giá
rất nhanh, gọn, chính xác, công bằng và phải kể đến vai trò rất quan trọng
trong việc ứng dụng phần mềm excell. Phần mềm ứng dụng excell rất dễ sử dụng và
có rất nhiều ưu điểm, giúp cho việc quản lí của tổ trưởng chuyên môn rất thuận
lợi và khoa học.
3.4 Hướng dẫn sử dụng phần mềm
excell để đánh giá theo giáo viên theo chuẩn.
3.4.1 Giới thiệu sơ lược về phần mềm
Phần mềm excell được thiết kế rất dễ sử dụng, gồm có 3 sheet, sheet đầu tiên là sheet thông tin tóm tắt việc đánh giá và phân loại
Sheet
này dùng để giáo viên kiểm tra lại việc cho điểm và xếp loại của giáo viên có
đúng với hướng dẫn của thông tư hay không?Ở mỗi loại đánh giá đều có quy định
kèm theo. Sheet thứ 2 được thiết kế giống mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên,
giáo viên tự đánh giá thì thực hiện ở sheet 2.
Các
thông tin như trường học, họ và tên giáo viên, môn được phân công giảng dạy thì
giáo viên nhập vào một cách dễ dàng
Sau
khi giáo viên tự đánh giá xong thì giáo viên nhập vào những điểm mạnh, điểm yếu
và phương hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Phần điểm số và xếp
loại thì phần mềm tự động tính và xếp loại.
Sheet
còn lại dành cho đánh giá của tổ trưởng chuyên môn. Ở sheet này hoàn toàn không
thể chỉnh sửa được các thông tin trong phần nội dung đánh giá do bị khóa lại để
an toàn. Tuy nhiên, các thông tin khác có thể điều chỉnh như: thông tin về
trường, năm học, tổ chuyên môn, họ và tên giáo viên được đánh giá, môn được
phân công giảng dạy. Sheet này thiết kế giống như mẫu của phiếu tự đánh giá của
tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng. Nếu phiếu tự đánh giá của giáo viên xếp
loại và cho điểm như thế nào thì trong phiếu đánh giá của tổ trưởng chuyên môn
cũng sẽ cho điểm và xếp loại giống như vậy. Làm như vậy thì tổ trưởng chuyên
môn không cần phải gõ lại nội dung đánh giá giáo viên. Nếu tổ trưởng chuyên môn
muốn điều chỉnh thì phải điều chỉnh bên sheet tự đánh giá của giáo viên.
Ở
cuối sheet này tổ trưởng chuyên môn có thể nhập nội dung đánh giá của tổ trưởng
một cách dễ dàng.
3.4.2 Hướng dẫn tự đánh giá của giáo viên (sheet 2)
Giáo
viên mở phần mềm lên và thực hiện thao tác đầu tiên là mở cột B bị dấu bằng
cách rê chuột đến góc trên bên trái xuất hiện biểu tượng ║ thì nhấp chuột phải
chọn “unhide”.
Sau
khi chọn lệnh “unhide” thì ta cột A được mở ra như sau:
Sau
khi mở cột A xong thì giáo viên tiến hành tự đánh giá bằng cách mở các dòng tương
ứng ở mỗi tiêu chí, giáo viên muốn đánh giá tiêu chí 1 thì phải tô đen hai dòng
tương ứng với tiêu chí 1 và tiêu chí 2 và nhấp chuột phải chọn lệnh “unhide”.
Sau
khi mở dòng ẩn thì ta được kết quả như sau:
Sau
khi mở dòng để đánh giá tiêu chí 1 thì phần mềm sẽ xổ ra danh sách các minh
chứng tương ứng với số điểm. Giáo viên chỉ cần đánh dấu “x” vào vào cột điểm và
nguồn minh chứng tương ứng, như vậy là đã đánh giá xong tiêu chí 1. Sau đó giáo
viên dấu các nguồn minh chứng của tiêu chí 1 và mở nguồn minh chứng của tiêu
chí 2 để chọn. Cách dấu các nguồn minh chứng của tiêu chí 1 ta là như sau: tổ
đen các dòng của nguồn minh chứng tương ứng sau đó chọn lệnh “hide”
Các tiêu chí còn lại thì thực hiện
các bước tương tự như trên, sau khi đánh giá từng tiêu chí thì phần điểm số
phần mềm tự động cộng điểm và xếp loại. Chú ý là giáo viên nên kiểm tra lại
việc tự xếp loại với điều kiện xếp loại của sheet 1 để tăng độ chính xác và
không bị sai sót trong quá trình đánh giá.
Sau khi nhận xét xong thì giáo viên
chỉ việc in phiếu tự đánh giá này và ký tên để nộp cho tổ trưởng chuyên môn
cùng với hồ sơ minh chứng.
3.4.3 Hướng dẫn đánh giá của tổ trưởng chuyên môn (sheet 3)
Việc đánh
giá của tổ trưởng chuyên môn rất nhẹ nhàng và rất nhanh. Nếu giữa giáo viên tự
đánh giá khớp với minh chứng thì tổ trưởng chuyên môn chỉ việc nhận xét vào
phiếu đánh giá ở sheet 3 và in ra để ký tên. Trong sheet 3 này thì nội dung
đánh giá đã bị khóa lại, có nghĩa là giáo viên tự đánh giá như thế nào thì
phiếu đánh giá của tổ trưởng chuyên môn như thế ấy.
Nếu trường hợp giáo viên tự đánh giá
chưa đúng thì tổ trưởng chuyên môn chỉ điều chỉnh đánh giá ở phiếu tự đánh giá
của giáo viên sau đó in phiếu đánh giá của tổ trưởng chuyên môn và ký tên. Tổ
trưởng chuyên môn rất nhẹ nhàng trong khâu quản lí và lưu trữ hồ sơ của tổ
mình, vừa nhanh, vừa chính xác, công bằng giữa các thành viên trong tổ.
4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1 Điểm khác biệt trước và sau áp dụng
Việc ứng
dụng phần mềm excell vào công tác quản lí và đánh giá giáo viên theo chuẩn tại
tổ Lí-KTCN ở trường THCS Bình Thành đã được 3 năm đã mang lại nhiều điểm khác
biệt là:
Thứ nhất, việc tìm minh chứng không
còn bị động như trước kia, minh chứng được sắp xếp một cách khoa học và gọn
gàng do các giáo viên có thể dự kiến trước được các nguồn minh chứng và tổ
trưởng chuyên môn có thể chủ động giúp tổ viên cập nhật minh chứng một cách
thường xuyên và liên tục.
Thứ hai, Việc tự đánh giá và đánh
giá của tổ trưởng chuyên môn có cơ sở khoa học nên rất công bằng và khách quan
trong việc đánh giá. Các nguồn minh chứng là do các thành viên trong tổ thống
nhất theo hướng dẫn đánh giá nên khi đã thống nhất chung các nguồn minh chứng
thì giáo viên chỉ căn cứ vào đó để tự đánh giá nên không có hiện tượng đánh giá
sai và cảm tính.
Thứ ba, việc quản lí và lưu trữ của
tổ trưởng chuyên môn rất thuận tiện. Do phần mềm rất dễ sử dụng và dung lượng
rất nhẹ, tổ trưởng và quản lí và chia sẻ dễ dàng qua email. Tổ trưởng chuyên
môn dễ dàng phát hiện những chỗ giáo viên tự đánh giá chưa đúng và thực hiện
điều chỉnh một cách dễ dàng.
4.2 Lợi ích khi áp dụng sáng kiến
Đối với giáo viên: có thể dự kiến trước được các
nguồn minh chứng từ đó mà chỉ thể chủ động thu thập các nguồn mình chứng trong
suốt chiều dài của năm học. Mặt khác, phần mền tự động cộng điểm và xếp loại
nên tránh sai sót trong quá trình đánh giá. Đối với những giáo viên có kĩ năng
yếu về công nghệ thông tin cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng, giáo viên có
thể lưu trữ hoặc chia sẻ phần tự đánh giá rất dễ dàng. Có cơ sở khoa học để
trao đổi với tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng khi chưa có sự thống nhất đánh
giá giữa tổ trưởng với giáo viên.
Đối với tổ trưởng chuyên môn: Quản lí được các nguồn minh chứng
dự kiến của các tổ viên, từ đó mới có kế hoạch bổ sung nguồn minh chứng cho
giáo viên trong tổ ngay từ đầu năm học. Tổ trưởng kiểm tra và đánh giá giáoviên
trong tổ rất nhanh, chính xác do phần mềm thiết kế sẵn mẫu dành cho tổ trưởng
chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn có cơ sở khoa học khi đánh giá tổ viên chứ
không phải đánh giá cảm tính cho nên rất công bằng mà không sợ sai sót. Việc
quản lí của tổ trưởng chuyên môn rất dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời dễ dàng
chia sẻ với đồng nghiệp qua email.
Đối với lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng): rất nhẹ
nhàng trong khâu kiểm tra và đánh giá các giáo viên, cảm thấy yên tâm không sợ
thiếu nguồn minh chứng, đảm bảo tính công bằng và khách quan trong đánh giá.
Đối với việc tìm minh chứng: không bị cập rập trong việc tìm
minh chứng nên việc đánh giá cuối năm cảm thấy rất nhẹ nhàng thoải mái, không
có áp lực về việc tìm các nguồn minh chứng.
5. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Đối với trường THCS Bình Thành: tổ
chuyên môn Vật lí – KTCN đã áp dụng phần mềm này để đánh giá được 3 năm và đã
mang lại hiệu quả thiết thực như trên. Phần mềm này rất dễ sử dụng kể cả đối
với những giáo viên không rành về công nghệ thông tin. Chỉ cần tổ trưởng chuyên
môn thực hiện tốt các bước trên thì việc thực hiện đánh giá giáo viên theo
chuẩn rất dễ dàng, nhẹ nhàng và hiệu quả. Đối với việc quản lí và ứng dụng phần
mềm này trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn có thể mở rộng ra các tổ khác
trong toàn trường. Như vậy, tất cả các tổ chuyên môn đều có thể áp dụng phần
mềm này một cách dễ dàng. Nếu có điều kiện thực hiện thì có thể triển khai và
áp dụng cho toàn trường để thực hiện. Điều kiện để áp dụng rất đơn giản đó là
giáo viên chỉ cần biết sử dụng phần mềm excell (không cần phải thuần thục cũng
có thể sử dụng được).
Đối với các trường THCS trong huyện Thoại
Sơn: Việc thực hiện quản lí đánh giá giáo viên theo chuẩn là một việc
làm hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đánh giá nhẹ nhàng hơn và quản lí dễ
dàng hơn chính vì vậy, phần mềm này sẽ là một phần quà hữu ích và có thể áp
dụng cho tất cả các trường THCS trong toàn huyện vì không cần đòi hỏi cao về
trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ cần biết sử dụng excell là được. Đây
cũng là phương tiện dựa trên tính thống nhất của tập thể nên nó góp phần đánh
giá khách quan, công bằng và chính xác hơn.
6. KẾT LUẬN
Xuất phát từ những điều kiện khó
khăn và bất cập trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn hiện nay của trường
THCS Bình Thành nên tổ Lí – KTCN đã thực hiện sáng kiến ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lí và đánh giá giáo viên theo chuẩn với mong muốn
đánh giá công bằng, chính xác, khách quan, nhẹ nhàng và hiệu quả. Ứng dụng
excell trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn giúp cho giáo viên và tổ trưởng
chuyên môn có cơ sở khoa học để đánh giá, quản lí và chia sẻ nhanh chóng mà
không cần đòi hỏi cao về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Phần mềm excell đánh giá giáo viên
theo chuẩn không những có thế áp dụng cho tổ chuyên môn mà có thể áp dụng cho
toàn trường thực hiện, đặc biệt là các trường trung học cơ sở. Phần mềm này
giúp cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch đánh giá giáo viên theo
chuẩn và mỗi năm đều phải thống nhất bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp theo
từng đơn vị Tổ, Trường. Tổ lí – KTCN đã vận dụng thành công và hiệu quả trong
công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nhờ phần mềm excell này và đây cũng là
lí lo tôi viết báo cáo sáng kiến này nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác
quản lí với hi vọng sẽ đóng góp một phần công sức cho sự phát triển chung của
giáo dục Nước Nhà.
Để thực hiện tốt công tác quản lí
thì nguồn lực về con người là quan trọng nhất có nghĩa là phải biết tự nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong từng giai đoạn,
tạo ra thế hệ trẻ có đủ đức tài để đáp ứng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Trong đó, kinh nghiệm là kho báu vô cùng quý giá giúp người quản lí thực
hiện tốt công việc nhanh và hiệu quả. Việc ứng dụng phần mềm excell không phải
là chuyện mới trong công tác quản lí nhưng nó sẽ tạo ra sự khác biệt việc quản
lí nói chung và quản lí đánh giá giáo viên theo chuẩn nói riêng. Với tinh thần
học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lí rất mong quý thầy cô và
đồng nghiệp tận tình đóng góp ý kiến cho báo cáo để được hoàn chỉnh hơn. Xin
chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Theo luật công nghệ thông tin năm 2006 do Quốc hội thông qua
ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011
của Bộ Nội Vụ. Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Chiến lược phát triển giáo
dục 2001 – 2010 của Chính phủ.
- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo về hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Chỉ thị số 29/2001/CT BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của
BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005
- Chỉ thị số 55/2008/ CT BGD&ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành
giáo dục giai đoạn 2008 – 2012.
- Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 58-CT/TW của Bộ chính trị và triển
khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và
truyền thông vào tháng 12/2010.
-
Hướng dẫn số 11/HD-PGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2016. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học cấp cơ sở.
- Kế hoạch số 14/KH-THCS ngày 31 tháng 08 năm 2016. Kế
hoạch năm học của trường trung học cơ sở Bình Thành năm học 2016 – 2017.
-
Kế hoạch số 16/KH-THCS ngày 31 tháng 08 năm 2016. Kế hoạch chuyên môn trường
THCS Bình Thành.
- Kế hoạch số 21/KH-THCS ngày 07 tháng 09 năm 2016.
Thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm 2016 – 2017.
No comments:
Post a Comment